Không hề ảnh hưởng vì các lý do sau:
- Các anten có độ tăng ích cao hoặc tăng ích thấp đều không phát xạ nhiều năng lượng trực diện xuống tầng mà bạn sống hoặc làm việc.
- Mái của tòa nhà đã hấp thụ phần lớn năng lượng RF. Một mái nhà thông thường đã làm giảm cường độ tín hiệu từ 5 đến 10 lần hoặc thậm chí giảm hơn nữa nếu mái nhà là bê tông cốt sắt hoặc kim loại.
- Ở mức xấu nhất thì mật độ công suất ở tầng dưới mái nhà lắp đặt anten đều đáp ứng tất cả các quy định an toàn RF hiện nay.
- Những đo kiểm thực tế các phòng và các hành lang ở tầng trên cùng đều khẳng định mật độ công suất đều thấp dưới các quy định an toàn RF hiện nay.
Những quy định an toàn RF không yêu cầu có những thông báo hạn chế hoặc cấm xung quanh một vị trí anten trạm gốc ĐTDĐ, vì các mức công suất trên mặt đất không đủ cao để vượt các quy định về độ phơi nhiễm công cộng liên tục (xem câu 8 và câu 12).
Trong một số trường hợp sẽ cần sử dụng các giới hạn xung quanh các anten.
“Khoảng cách an toàn tối thiểu” của một anten trạm gốc di động được FDA/FCC mô tả như sau: “Phơi nhiễm ở các mức tại hoặc gần với các giới hạn về các tần số điện thoại di động hoặc PCS thì cá nhân đó phải ở trong luồng tín hiệu radio chính được phát đi (chiều cao của anten) và cách anten một vài feet… Bên cạnh đó, còn phụ thuộc các mức RF của anten kiểu sector đến kích cỡ và phía sau anten là không đáng kể.
Cần chú ý, trích dẫn trên đây về khoảng cách an toàn là áp dụng cho anten bức xạ trên thực tế, chứ không phải cho tháp cao (hoặc tòa nhà hoặc cấu trúc) mà anten được lắp đặt trên đó. Đối với một anten trạm gốc ĐTDĐ được lắp trên đỉnh tháp cao từ 5m trở lên thì sẽ không có bề mặt nào gần với quy định an toàn năng lượng RF, do đó khái niệm “khoảng cách an toàn tối thiểu” thật sự không có ý nghĩa.
Một số người thì cho rằng các trạm gốc nên được lắp đặt cách xa các khu vực “nhạy cảm”. Có một chút logic cho lý do này : Như đã thảo luận ở câu 12 và trong báo cáo của NRPB năm 2000, mật độ công suất đất không giảm theo khoảng cách theo bất cứ nghĩa nào cho đến khi bạn ở cách xa một trạm gốc hàng trăm mét.
Người sống, làm việc hoặc học tập trong một tòa nhà thường ít bị phơi nhiễm trong trường hợp trạm gốc lắp đặt trên tòa nhà đó so với trạm gốc cách xa đó hàng trăm mét (xem Câu 12).
Độ cao anten, công suất anten và mô hình anten là những yếu tố có ý nghĩa hơn khi định phơi nhiễm mức đất đối với năng lượng RF chứ không phải khoảng cách chiều ngang từ một trạm gốc.
Bên cạnh đó, di chuyển các anten gốc khỏi khu vực có người sử dụng ĐTDĐ có thể : Tăng độ phơi nhiễm của người sử dụng từ thiết bị cầm tay của họ; Công suất anten trạm gốc sẽ tăng lên; Các anten trạm gốc sẽ phải đặt cao so với mặt đất; Tăng kích cỡ ô tế bào và do vậy hạn chế số người sử dụng được kết nối.
Khi làm việc gần các anten trạm gốc di động cần phải biết những quy định sau:
Có những cảnh báo đặc biệt khi thiết kế các vị trí “đồng vị trí” ở đó nhiều anten của các công ty khác nhau có cùng cấu trúc như nhau. Điều này áp dụng cho các vị trí có các anten phát công suất cao (FM/TV). Chia theo khu vực đôi khi hỗ trợ đồng vị trí nhưng đồng vị trí có thể gây ra các vấn đề an toàn RF.
Các cách giảm phơi nhiễm năng lượng RF :
Việc tuân thủ có thể được đánh giá thông qua đo kiểm và tính toán. Cả hai phương pháp này cần phải am hiểu vật lý học năng lượng RF. Các đo kiểm cần tới các thiết bị hiện đại và đắt tiền. Tính toán cần tới thông tin chi tiết về : công suất, các bộ phận cấu thành anten và hình của mỗi anten tại vị trí lắp đặt.
Đánh giá sự tuân thủ hoặc đánh giá các mức phơi nhiễm sẽ đơn giản khi tính toán các mức đó tại khoảng cách từ một vị trí lắp đặt anten. Như đã trình bày ở câu 12, phơi nhiễm năng lượng RF thậm chí không thể tăng khi bạn tới gần một ví trị trạm gốc di động.
Phương pháp tính toán như sau : Nếu ERP, mô hình anten và độ cao của anten trạm gốc như đã được biết (xem câu 14C), thì tiếp theo tính toán mật độ công suất mức đất ở trường hợp xấu nhất. Tuy nhiên, phương pháp tính toán này không đơn giản và ERP và mô hình anten đôi khi không thể biết được. Theo Barbiroli và cộng sự của ông, việc tính toán chính xác chỉ có thể thực hiện khi nắm được tất cả các chi tiết kỹ thuật liên quan.
Phương pháp đo kiểm : Đo kiểm thực tế mật độ công suất trạm gốc di động cần các thiết bị đo hiện đại, kiến thức và kỹ năng đo đạc. Các công cụ được thiết kế để đo kiểm các trường công suất đường dây, các công cụ được thiết kể để đo kiểm lò vi ba là không phù hợp cho việc đo kiểm các trạm gốc. Xác định rõ các trạm gốc đáp ứng các chỉ dẫn của ANSI/IEEE, FCC hoặc ICNRP là khá dễ dàng, nhưng đo kiểm mật độ công suất thực tế của một anten tram gốc khó khăn hơn nhiều, vì có nhiều nguồn năng lượng RF khác ở một vị trí đã chọn.
Nguồn: Tài khoản Hệ thống
Hôm nay: 95
Tổng lượng truy cập: 1850254